Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

VỀ CHUYỆN ĐẢO NGƯỢC DANH DỰ ÔNG HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Mạnh Quang
24 tháng 7, 2009
1   2   3   4   5   6  
(gửi anh H. về một bức thư trên diễn đàn KM)
 Nối tiếp bức thư trước, tôi xin đi vào chi tiết về việc anh thóa mạ danh dự của ông Hồ Chí Minh. Vì hăng say quá anh trở thành “La Mã hơn cả La Mã”, cho nên anh mới viết đoạn văn đặt ra với giọng kẻ cả như một ông thày ở trong lớp học, hạch sách và đặt vấn đề với các nhà viết sử bằng một đoạn văn:
Và tại sao quý vị giáo sư và sử gia khả kính của chúng ta không buộc tôi ông Hồ Chí Minh là Việt gian khi ông đâ làm tay sai cho Nga Sô, cho đảng C.S. quốc tế (tức là tay sai của ngoại bang) để làm hại đến nhà yêu nước Phan Bội Châu, và thủ tiêu nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng vì họ không cùng quan điểm đấu tranh với ông, và sau đó ông đã ra lệnh giết hại hàng vạn người dân trong nước bằng những cuộc đấu tố dã man trong cuộc cải cách ruộng đất sau khi ông lên cầm quyền, và gần đây hơn nữa là cuộc thảm sát hàng ngàn người thường dân trong biến cô tết Mậu Thân, 1968.”
Thưa anh H.
Về Cụ Hồ Chí Minh, Giáo Sư Trần Chung Ngọc và cá nhân tôi, mỗi người cũng đã viết một bài tham luận về cụ. Bài viết của Giáo-sư Trần Chung Ngọc có tựa đề là “Vài Nét Về Cụ Hồ” và anh có thể đọc online trên sachhiem.net bài 1bài 2. Bài viết của tôi có tựa đề là “Các Nhân Vật Lãnh Đạo Chính Quyền Việt Minh (Miền Bắc) và Miền Nam (Quốc Gia) trong những năm 1945-1975”. Bài viết này đã được đăng trên giaodiemonlne.com từ năm 2007, nên tôi sẽ không lập lại những chi tiết trong đó. Riêng trong bài viết này, trước khi trả lời những điều anh nêu lên như ở trên, tôi xin trích dẫn những bản văn của các sử gia chân chính, của các chính khách, của các danh nhân và của nhà văn có tiến tăm nhận xét về Cụ Hổ để anh đọc và suy nghĩ:
1.- Một nhân vật chống Cộng rất tích cực ở hải ngọai hiện nay là ông Vũ Thư Hiên viết về cụ Hồ Chí Minh trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày như sau:
“Ông (Hồ Chí Minh) mở đầu pho sử hoành tráng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chế độ thuộc địa toàn cầu, với tư cách một phong trào, chứ không phải môt cuộc đấu tranh của riêng một Việt Nam. Trận thắng Điện Biên Phủ đã thổi vào lòng các dân tộc bị trị niềm phấn khích chưa từng có, mở ra cao trào đấu tranh cho độc lập dân tộc trên thế giới, thúc đẩy sự chấm dứt chế độ thực dân, làm tan rã hệ thống thuộc địa. Thế giới biết tên ông cùng với tên đất nước (Việt Nam) nhỏ bé dám dùng gậy tầm vông chống lại vũ khí hiện đại để giành độc lập, tự do. Tượng đài cho ông, với tư cách nhân vật lịch sử, đã được đúc.” [i]
2.- Trong cuốn Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng, tác giả Hồ Sĩ Khuê viết về cụ Hồ như sau:
Tên tuổi, sự nghiệp ông Hồ, cả nước đều biết rõ. Ông tổ chức Việt Minh để tranh thủ chủ quyền. Ông thành lập chính quyền cách mạng, tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 ở Ba Đình. Ngày 19/12/1946, ông mang chính phủ ông vào Khu, hô hào quốc dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho đến tháng 5/1954, ông thắng trận Điện Biên (Phủ), rồi tháng 7 nặm này, ông ký Hiệp Định Genève, thu hồi độc lập. Kể cả những người chống Cộng, không một ai trong nước phủ nhận được sự nghiệp ông cứu nước ra khỏi vòng ngoại trị. Ông tiếp tục cầm quyền, người trong nước xem ông là chuyện đương nhiên.”
“Ông Hồ từ năm 1945 đã xuất hiện trước thế giới là một nhà cách mạng Việt Nam lão thành, một chính khách có tầm vóc quốc tế. Trận thắng Điện Biên, Hòa Hội Genève, nêu rõ tài ông lương đống, đưa ông vào lịch sử ngay lúc còn sinh thời, và làm cho thế giới tôn vinh ông.”
“Nhân sự miền Bắc, bên cạnh ông Hồ, còn có một số lãnh tụ khác, như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, được dư luận thế giới sắp vào hàng nhân vật quốc tế. Vai vế họ cao, tên tuổi họ vang dội, lòng họ yêu nước ai cũng thấy rõ. Cho nên thế giới chú mục vào Hà Nội. Tập đoàn này từ nay cầm quyền ở Hà Nội không vướng mắc liên hệ với thực dân, với triều đình cũ. Đại bộ phận họ là những nhà cách mạng có một quá khứ kiên trì và hiệu quả.” [ii]
3.- Trong cuốn Con Rồng Việt Nam, ông Bảo Đại viết về ông Hồ Chí Minh như sau:
Tôi thích thái độ của ông (Hồ Chí Minh – NMQ) hơn thái độ của các lãnh tụ Quốc Gia, thật sự là bù nhìn trong bọn Tàu. Giữa sự xáo trộn ấy, Hồ Chí Minh vẫn giữ được bình tĩnh.” [iii]
4.- Cụ Hòang Xuân Hãn nhận xét về cụ Hồ như sau:
Nhưng mà nói cái kết quả tức thì nước mình bây giờ có độc lập, có thống nhất, thì cái ấy là cái công của Hồ Chí Minh to lắm. Dẫu là người ta dùng chính sách gì, Cộng Sản hay Quốc Gia, thì cái ấy sau này đối với người viết sử, người ta xét lại, không khác gì đời LÊ LỢI, mà rồi quân Minh phải về. Hợp Lưu số 29, trang 83.” [iv]
5.- Ông Hoàng Văn Chí, một nhân vật chống công cực đoan, viết về cụ Hồ trong cuốn Từ Thực Dân đến Cộng Sản như sau:
Trong lúc người Pháp đang ngắm nghía những bức ảnh của ông Hồ và dùng viễn vọng kính để nhìn mặt ông Hồ mỗi khi ông ra mắt công chúng, thì tất cả nhân dân Việt Nam đều nhất nhất coi ông Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, vì họ không tin được rằng trong cùng một thời đại mà một nước lại có thể sinh ra hai người có tài trí như ông Hồ. Ông Hồ nói lưu loát hàng chục thứ tiếng, và đã từng chu du khắp thế giới dưới nhiều biệt danh, nửa đời sống trong khám đường – có thể cả khám đường Soviet – và nửa đời hoạt động chính trị trong bóng tối. Ông hơn hẳn các đối thủ chính trị của ông về cả chiến thuật cách mạng lãn kinh nghiệm chính trị. Hồi thiếu thời, ông đã đọc rất nhiều cổ thư Trung Hoa, và sau đó tiếp tục học trong khi bôn ba khắp Âu Châu và Mỹ Châu. Suốt trong thời kỳ ấy, ông hoạt động, quan sát và học hỏi ở bạn bè cũng như trong sách báo. Cuối cùng, ông đã được Đệ Tam Quốc Tế huấn luyện một cách kỹ lưỡng và có quy củ. Do đó, ông đã hấp thụ được ba nguồn văn hóa khác nhau nhưng có giá trị tương đương: văn hóa Đông Phương, Tây Phương và Mác-xít. Ông nói chuyện lưu loát với bất cứ ai, dù là nông dân Việt Nam, quân phiệt Trung Hoa, triết gia Ấn Độ hay là nhà báo Tây Phương.
Trong suốt thời kỳ hoạt động chính trị trong bóng tối, ông Hồ phải dùng nhiều mánh khóe, mưu mẹo để trốn tránh cạm bẫy của công an và phá hỏng kế hoạch của kẻ thù. Nhờ sự tập dượt ấy mà ông Hồ đã trở nên một địch thủ vô song, vì qua bao nhiều năm trời, ông đã học được cái tài đánh lạc hướng bất cứ ai muốn theo dõi ông. Ông đã nhiều lần trốn thoát khỏi quốc gia Việt Nam, Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và các cơ quan tình báo Anh, Mỹ.
Ngoài trí thông minh xuất chúng, ông Hồ còn có một nhân phẩm rất cao. Nói tóm lại, ông đã có đủ những đức tính cần thiết của một nhà lãnh tụ. Nếp sống thanh bạch, lòng nhẫn nại, ý chí sắt đá và sự tận tâm của ông đối với cách mạng là một nguồn phấn khởi cho tất cả những ai đã làm việc dưới quyền ông và phụng sự đất nước nói chung. Nhiều người cho rằng ông Hồ đã thừa hưởng tinh thần cách mạng của tổ phụ và của người đồng hương. Nhẫn nại, thanh đạm, và cần cù là những đức tính thường thấy ở người dân Nghệ An, nơi sinh quán của ông Hồ. Ông Hồ đã phát huy những đức tính của người Nghệ An, gần giống như đức tính của người Nhật Bản,…” [v]
6.- Sách Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20 viết về cụ Hồ Chí Minh như sau:
Tất cả công đó là do công trạng của ông Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng lên lãnh đạo cuộc chiến tranh thần thánh Giải Phóng Dân Tộc, đánh đổ chế độ thuộc địa, chế độ thực dân trên toàn thế giới. Vì thế cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã quyết định tôn vinh ông Hồ Chí Minh vào hàng danh nhân thế giới của thế kỷ 20, đồng thời chủ xướng kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật sinh của ông Hồ tại Paris. Ngày 12/5/1990, họ tổ chức tại Mulhouse và các ngày sau tại Bordeaux, Toulouse, Lille, Marseille, Lyon. Ở Việt Nam thì tổ chức tại Quảng Trưởng Ba Đình với nhiều đại diện các quốc gia trong đó có hai người Mỹ.[vi]
7.- Trong bài viết “Vài Nét về Cụ Hồ”, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:
Trong tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme” có bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết chứng tỏ ngay cả Nga và Tàu cũng không tin tưởng ông Hồ Chí Minh là người Cộng Sản chính thống (orthodox communist). Giáo sư Brocheux viết, trang 33:
Đối với Quốc (Nguyễn Ái Quốc), chủ thuyết Mác Lênin đã đưa lên những phương tiện hành động, như là ông ta đã giảng giải nhiều năm sau: “Chúng ta phải hiểu rằng giật độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn mà người ta không thể hoàn thành mà không có một sự ngoại viện, không cần thiết phải là một sự viện trợ vũ khí mà dưới dạng cố vấn và tiếp xúc. Chúng ta không lấy lại được độc lập bằng cách ném bom hay bằng những hành động tương tự. Đó là sự sai lầm của những nhà cách mạng lúc đầu đã phạm phải [Có lẽ ông Hồ muốn nói đến cuộc ám sát thất bại của Phạm Hồng Thái đối với Toàn Quyền Merlin]. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Mác-Lênin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này.” [vii]
8.- Sử gia William J. Duiker viết về Cụ Hồ với nguyên văn như sau:
Tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu với hàng loạt nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai (22) ngàn bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nươc theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu ông và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Sô Viết.Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tung ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là "tinh túy của dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ.” Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối vào các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.”
Phản ứng từ các thủ đố Tây Phương thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết cúa ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước Tây Phương thật là mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người lép vế thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng ông như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đầu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới.[viii]
9.- Một điểm đặc biệt nữa là cũng vào khi Cụ Hồ nhắm mắt đi vào cõi chết, Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc có viết đôi câu đối phúng điếu cụ như sau:
Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất;
Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song! [ix]
Còn nữa và còn nhiều lắm!
Cái nhìn về cụ Hồ Chí Minh của các nhà viết sử chân chính, của các chính khách và của các danh nhân trên thế giới với lòng trân trọng, khâm phục và kính yêu như vậy! Ấy thế mà Nhà Thờ Vatican, các ông bà dân Chúa người Việt, những người theo học các trường đạo như anh và những người chống Cộng cực đoan lại có cái nhìn về nhà ái quốc cách mạng này một cách hoàn toàn trái ngược, hết sức xấc xược và cực kỳ ngược ngạo với những lời vu khống, chụp mũ,… Lá thư đề ngày 17/5/2009 của anh gửi cho GS Nguyễn Thái An và tôi đăng trên DĐ KMTĐ cũng cùng một giọng điệu như thế.
Xin thử đặt vấn đề như trên với các giáo viên tốt nghiệp môn Sừ Địa tại trường ĐHSP Sàigòn, ĐHSP Huế, Đại Học Văn Khoa Sàigòn, hoặc là những người đã dạy môn sử tại Trường KMTĐ hay là những người bạn thân quen của anh đã dạy môn học này ở bất kỳ trường nào, ngay cả trước năm 1975 (với điều kiện người đó không phải là Dân Chúa, không phải là những người nhận chị ân sủng hay đặc quyền đặc lợi của các chính quyền đạo phiệt ở miền Nam trong những năm 1954-1975) để xem người đó nói với anh như thế nào?
Tôi nghĩ rằng, các nhà viết sử có căn bản về sử học (bất kể là những thế hệ trước tôi, đồng thời với tôi hay sau tôi), không ai có can đảm dám viết về ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam theo như ý muốn của anh. Đó chỉ là những cảm xúc và thiên vị của các ông bà Dân Chúa thuộc loại cuồng tín, hoặc là của những người không có căn bản sử học, hay viết sử tài tử.

NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ

Trở lại câu chất vấn của anh. Nếu là một người nào khác trên các diễn đàn chống Cộng từ bao nhiêu năm qua, thì tôi không lấy gì làmn lạ. Nhưng không ngờ người nói ra những lời đó lại là từ cửa miệng của một người bạn mà từ lâu tôi vẫn xem là hàng trí thức. Đó là lý do tôi càng suy nghĩ thêm và đã thấy được nhiều lý do cho vấn đề này:
Thứ nhất: Vấn Đề Xúc Cảm.
Như đã nói ở trên, anh đòi hòi người viết sử phải viết theo những điều KHÔNG ĐÚNG với sự thật lịch sử. Những điều anh tuyên bố là theo cảm xúc của phe phái, của những người chống Cộng, những người tự xưng là chiến sĩ. Những chiến sĩ chỉ biết cầm súng nhắm vào đối phương. Họ có những xúc cảm về sự thắng và bại, xúc cảm về sự trung thành với những người chủ đã trả lương cho mình. Tiếc rằng chúng tôi không phải là chiến sĩ của phe nào, chỉ khai quật những sự thật bị giấu giếm mà thôi, thưa anh. Sự xúc cảm của một công việc như thế, nếu có, chỉ là đến sau những “sự kiện”, chứ không phải đặt trước họng súng như các anh chiến sĩ.
Thứ hai: Vấn Đề Giáo Dục.
Anh là người theo học trường Pháp (không được học sử Việt Nam, nếu có thì cũng chỉ là học tượng trưng một số bài đã bị chế độ kiểm duyệt của Nhà Nước Bảo Hộ gạn lọc), rồi lại theo học trường đạo (Trường Trung Học Taberd của Giáo Hội La Mã). Có lẽ anh không biết rằng Giáo Hội La Mã rất kỵ môn lịch sử. Lý do là vì lịch sử là những bản văn kể lại tất cả những việc làm (tốt cũng như xấu, thiện cũng như ác) của các tác nhân lịch sử và tất cả những biến cố đã xẩy ra trong quá khứ có liên hệ đến con người hay môi sinh của con người. Như vậy, nếu Giáo Hội đưa môn lịch sử vào trong chương trình học mà không kiểm soát chặt chẽ, thì có khác nào tự phơi bày bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Giáo Hội cho mọi người nhìn thấy.
Vì vậy mà Giáo Hội có chủ tâm là không đưa môn lịch sử vào trong các trường đạo. Nếu bất đắc dĩ phải đưa môn học này vào trong chương trình học của nhà trường, thì Giáo Hội phải kiểm soát hết sức chặt chẽ. Việc một ông linh mục can thiệp với Bộ Giáo Dục trong thời chế độ Ngô Đình Diêm (1954-1963) để ngăn chặn không cho lưu hành bộ Lịch Sử Thế Giới của hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang vào năm 1956 là bằng chứng rõ ràng nhất. Vấn đề này đã được tôi nói rõ trong thư đề ngày 8/5/2009 gửi cho QBH và DĐ KMTĐ. Xin anh xem lại bức thư này.
Thứ ba: Vấn Đề Môi Trường.
Từ nhiều năm nay, anh sống trong khu vực mà ngôn ngữ chính trị đương thời của người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ gọi là “Xóm Đạo Bolsa”, nghĩa là một cộng đồng của những người dân Chúa cuồng tín, giống như dân ở Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Dốc Mơ, Gia Kiệm. Thói đời, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Anh đã theo học trường Pháp, được người ta dạy rằng “Nos ancêtres sont des Gaulois”, và trường đạo Trung Học Taberd, rồi lại cùng sống trong một cộng đồng dân Chúa cuồng tín thuộc lọai “thà mất nước, chứ không thà Chúa”. Nghĩa là anh không biết gì về những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã chống nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua, trong đó có dân tộc Việt Nam và anh cũng không có đủ kiến thức lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Với thực trạng như vậy, làm sao anh có thể đưa ra được những nhận xét vô tư về các tác nhân và biến cố lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại?
Thứ tư: Vấn Đề Chuyên Môn.
Anh không phải là người chuyên môn trong ngành sử học, chỉ đọc vài tác phẩm có liên hệ đến vấn đề sử của các tác giả không chuyên ngành, viết theo ngẫu hứng của định kiến. Những tác giả này, hoặc đã chịu ảnh hưởng bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã, hoặc vì muốn bênh vực và chạy tội cho những người đồng đạo về những rặng núi tội ác chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Tất nhiên anh không thể nào không bị ảnh hưởng bởi những luận điệu và lời lẽ trong những cuốn sách này. Đồng thời anh lại “kỵ” không đọc các tác phẩm nói về những sự kiện bất lợi cho phe phái của anh, vì nghe không quen tai anh. Những lời anh trích dẫn trong lá thư đề ngày 17/5/2009 gửi cho Giáo-sư Nguyễn Thái An và cá nhân tôi đã nói lên như thế.
Nhân đây xin kể anh nghe lại một chuyện "họp mặt" của ba đứa bạn cùng tốt nghiệp Đại Học Sài Gòn ban Sử Địa, và cùng dạy sử của chúng tôi vào khoảng hai năm trước đây. Trong một bữa ăn chiều, khi anh T.A. và tôi cùng trao đổi về một vài biến cố thời sự và lịch sử, anh A.K. xen vào nói:
"Tuy tôi cũng cùng học ngành sử như hai bạn, nhưng tôi không có nghiên cứu nhiều, không tiếp cận được nhiều tài liệu, nên tôi chẳng biết đâu mà bàn. Bây giờ thật sự tôi cần phải học hỏi nhiều ở hai anh."
Câu nói trên chính là tiếng nói lương tâm chức nghiệp của nghề học sử: nghĩa là không dám nói những điều mình không nghiên cứu hoặc không có sự kiện chứng minh. Không biết các ngành khác có vấn đề lương tâm như vậy không. Cũng cần nói thêm, anh bạn này trước đây từng dạy chung hai năm ở Rạch Giá với tôi, đã từng giữ chức Giám học, đảm nhiệm quyền Hiệu trưởng một thời gian.
Thứ năm: Vấn Đề Dẫn Chứng.
Đọan văn trên đây của anh chỉ  viết vỏn vẹn có một câu nhưng lại có quá nhiều điều “bất ổn”.
a.- Câu văn chẳng những gồm quá nhiều mệnh đề, mà lại không có một mệnh đề nào là sự kiện (facts) để hỗ trợ cho cái luận điệu (allegations) của anh cả. Do đó câu nói của anh là những lời vu vơ. Tất cả những lời tuyên bố [từ chữ “khi” trở về sau] trong các mệnh đề kế tiếp chỉ là lời nói nặng tính cách tố Cộng mà không có cơ sở nào là sự kiện cả.
b.- Anh đã không hiểu hay hiểu sai lạc từ “Việt gian”, cho nên anh đã áp dụng từ này không đúng cách. Theo Việt Nam Tự Điển Quyển Hạ của tác giả Lê Ngọc Trụ, thì “Việt gian là người Việt Nam phản quốc” (trang 1777). Theo Giáo-sư Nguyễn Thái An, "Việt gian đồng nghĩa hay tương đương với từ “collaborateur” của người Pháp." Trong E-mail có tựa đề là “Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký” (ngày 21/5/2009), Giáo-sư An viết: “Theo một tự điển Pháp, chữ collabo có nghĩa là 'Aide à l'ennemi de 1940-1945' tạm dịch là tay sai cho quân thù, Pháp gian)”. Theo Tự Điển Pháp - Việt của tác giả Đào Văn Tập, thì “collaborateur là kẻ cộng tác với địch.” (trang 221).
Ông Hồ Chí Minh không nằm ở trong các định nghĩa trên đây. Vậy chúng ta không thể gọi nhà lão thành cách mạng này là Việt gian được.
Thứ sáu: Chủ thuyết – Tôn giáo - Nô Lệ.
Anh nói rằng: “ông (Hồ Chí Minh) đâ làm tay sai cho Nga Sô, cho đảng C.S. quốc tế (tức là tay sai của ngoại bang).” Câu phát biểu trên đây SAI 100% vì rằng: Ông Hồ Chí Minh không hề làm tay sai cho Nga và cũng không hề làm tay sai cho một phe đảng quốc tế nào cả”, mà chỉ là theo “chủ thuyết Cộng Sản” mà thôi.
Trong giai đoạn lịch sử mà anh và tôi lớn lên, có lẽ anh chưa hề theo dõi những hoạt động của chính quyền Hà nội trong nỗ lực bảo vệ nền độc lập của nước nhà trên mặt trận chính trị, ngoại giao, và cả quân sự như thế nào. Thưa anh, những việc làm của chính quyền miền Bắc trong giai đoạn lịch sử cận đại chắc chắn phải cực kỳ cam go. Thưa anh, theo chủ thuyết Cộng Sản” hay “là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam” không có nghĩa là lệ thuộc ngoại bang. TẠI SAO? Vì rằng:
Chủ thuyết Cộng Sản (Communism) là một lý thuyết khoa học xã hội, giống như các đạo hay lý thuyết khác như đạo Phật (Budhism), đạo Khổng (Confucianism), đạo Lão (Taoism), đạo Ấn Độ (Hinduism), chủ thuyết xã hội (socialism), thuyết tiến hóa (evolutionism hay Darwinsm), hoặc đạo Thiên Chúa. Tin theo hay thực thi các đạo hay lý thuyết này không phải là mất gốc, càng không phải là phản quốc hay bán nước.
Đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ, đạo Khổng xuất phát từ Trung Quốc, đạo Thiên Chúa từ Trung Đông. Có rất nhiều người Việt Nam, người Thái Lan, người Miến Điện, người Cao Mên, người Lào, người Tích Lan, người Trung Hoa, người Nhật Bản, v.v… theo những đạo này, không ai lại bảo họ là những người phản quốc hay Việt gian, Nhật gian, Thái gian,…. Chỉ có điều rất khác biệt là các đạo Á Châu không có thế lực nào tổ chức những binh đoàn người đi rao giảng lý thuyết này bắt người ta phải “rửa tội” theo như đạo Thiên Chúa từ lúc ra đời đến nay.
Dù là hầu hết người Việt Nam theo đạo Khổng và theo văn hóa Trung Quốc, nhưng mỗi lần Trung Quốc đem quân đánh chiếm Việt Nam, thì chính những người Việt Nam theo đạo Khổng đã phản công đánh trả mãnh liệt để bảo toàn chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh điều này, tôi xin miễn nói thêm.
Hơn thế nữa, trong lịch sử, chưa có nhà vua hay một lãnh đạo Việt Nam nào tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng rồi mời vị đại sứ hay sứ thần đại diện chính quyền hay Ấn Độ hay chính quyền Trung Quốc đứng ra làm chủ tế để dâng nước Việt Nam cho họ. Anh biết tôi muốn nhắc đến việc chính quyền Sàigòn đã từng dâng nước (miền Nam) Việt Nam cho Đức Mẹ (tòa thánh Vatican) mà tôi đã nói trong thư trước. Đây mới là vấn đề nô lệ. Nếu những người theo đạo Thiên Chúa không lệ thuộc vào hàng giáo phẩm của Giáo Hội La Mã, không rước ngoại bang vào chiếm đất nước, mà chỉ thuần tin Thiên Chúa mà thôi, thí dụ như Tin Lành chẳng hạn, thì không ai cho là “theo đạo Thiên Chúa là nô lệ ngoại bang.”
Thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882), người Anh, được phổ biến rất rộng rãi từ khi được công bố vào năm 1859. Hữu xạ tự nhiên hương! Cho đến ngày nay, chúng ta thấy hầu như tất cả mọi người trên thế giới công nhận lý thuyết khoa học này (ngọai trừ giáo hội Công giáo thuộc Vatican). Thực tế là như vậy, nhưng không ai có thể nói rằng công nhận và tin tưởng vào thuyết tiến hóa là phản quốc, là bán nước cho nước Anh.
Tương tự như vậy, lý thuyết Cộng Sản là do ông Karl Marx (1818-1883), và Frederick Engels (1820-1895) người Đức lập ra. Có rất nhiều người tin theo lý thuyết này và có khá nhiều quốc gia đã áp dụng lý thuyết này vào việc thiết lập chính quyền. Nước Nga là nước đầu tiên thành công thành lập chính quyền Cộng Sản, sau đó mới đến một vài nước Đông Âu, rồi đến Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Ta không thể nói các quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản là thuộc địa của Nga hay của Trung Quốc, và cũng không thể nói các nhà lãnh đạo các quốc gia này là những người bán nước cho Nga hay cho Trung Quốc.
Sự liên minh các quốc gia trên bình diện quốc tế.
Trong thực tế, trong thời Kháng Chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp (1945-1954) và Liên Minh Mỹ - Vatican (1954-1975), Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là đồng minh của Trung Quốc, của Liên Sô hay nước Nga và của các nước Cộng Sản khác. Những quốc gia này thường được gọi là Khối Cộng Sản và nước Nga được coi như nắm vai trò chỉ đạo, giống như nước Mỹ nắm vai trò chỉ đạo khối tự do hay dân chủ. Nếu ta không thể nói các nước Anh, Pháp, Nhât, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Canada, v.v… là thuộc địa của Mỹ, thì ta cũng không thể nói Việt Nam và các quốc gia trong khối Cộng Sản là thuộc địa của Nga hay của Trung Quốc.
Trên bình diện quốc gia và quốc tế, các quốc gia đứng trong hai khối Tự Do hay Cộng Sản chỉ là các quốc gia đồng minh với nhau, có nghĩa là các nước này kết bạn với nhau trong một thời gian nào đó. Ý nghĩa đích thực của việc các quốc gia kết hợp với nhau thành đồng minh là có tính cách giai đọan vì nhu cầu của hòan cảnh lịch sử. Chính vì thế mà Tổng Thống de Gaulle mới nói rằng, “Vì quyền lợi quốc gia, nước Pháp không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn”. Sự thật là như vậy và lịch sử cũng đã xẩy ra như vậy. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, nước Nga là nước đồng minh với Hoa Kỳ, hai nước Nhật và Ý là kẻ thù của nước Mỹ. Nhưng trong thời Chiến Tranh Lạnh (1947-1991), nước Nga trở thành thù địch của nước Mỹ, Nhật Bản và Ý lại trở thành các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ.
Tương tự như vậy, từ năm 1950 cho đến năm 1975, Trung Quốc là nước đồng minh thân thiết của nước Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng trong những năm 1976-1991, Trung Quốc và Việt Nam lại trở thành hai nước thù địch, mặc dù là cả hai nước này vẫn theo chế độ Cộng Sản. Trong thời gian này, ngày 17/2/1979, Trung Quốc xua 600 ngàn quân vượt biên giới tràn vào lãnh thổ Việt Nam gây thiệt hại rất nhiều cho mấy tỉnh Việt Nam ở vùng ven biên. Các đạo quân xâm lăng này đã bị quân dân Việt đánh trả mãnh liệt, giáng cho những đòn chí tử, tổn thất lên đến khoảng 1/10 trên tổng số quân tham chiến. Cuối cùng, sau 3 tuần lễ tấn công và gặp phải sự chống cự mãnh liệt của quân dân Việt Nam, Trung Quốc phải rút quân về nước.
Sự kiện này cho mọi người thấy rõ Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cụ Hồ Chí Minh không hề bán nước cho Liên Sô và cũng không hề bán nước cho Trung Quốc. Chỉ có những người không cần biết lý lẽ, và lật ngược lịch sử như những người Việt chống Cộng hiện nay mà đa số là dân Chúa mới có thể nói câu nói của anh.
“Chiến sĩ” của Vatican
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, trong các cuộc tranh chấp về chính trị ở khắp nơi trên thế giới, Vatican đứng về phía thế lực nào, thì các tín hữu đứng về thế lực đó. Thời Cách Mạng Pháp 1789, Nhà Thờ Vatican chống lại tân chính quyền cách mạng, vận động với các nước Áo, Phổ, Anh, Nga thành lập các liên minh thánh (holy alliances) đem quân tấn công vào lãnh thổ Pháp với dã tâm tiêu diệt chính quyền Cách Mạng và hủy diệt các công trình Cách Mạng 1789, thì dân Chúa cuồng tín người Pháp được các nhà tu hành áo chùng thâm xúi giục và kêu gọi vùng lên nổi loạni đánh phá chính quyền Cách Mạng 1789 để tiếp tay cho các thế lực ngọai xâm liên minh với Nhà Thờ Vatican. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:
 “Ngày 11/3/ 1791, rồi ngày 13/4/1791 Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) tố cáo đại thể Cách Mạng Pháp, đặc biệt là Bản Hiến Chế Dân Sự Của Các Tu Sĩ và đương nhiên là ông ủng hộ bản Tuyên Ngôn Pillnitz do Hoàng Đế Habsburg của nước Áo công bố ngày 27/8/1789.[x]
 “Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ tráng bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[xi]
Tại Việt Nam, khi Giáo Hội La Mã cấu kết với Pháp đem quân đánh chiếm Việt Nam, thì dân Chúa người Việt đứng hẳn về phía Nhà Thờ Vatican chống lại tổ quốc dân tộc Việt Nam. Gần đây, khi Giáo Hội muốn chiếm lại những khu bất động sản đã bị quốc hữu hóa (vì trước kia Vatican đã dựa vào chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican cướp đoạt của dân ta), thì Giám-mục Ngô Quang Kiệt và một số các ông áo chùng thâm xúi giục con chiên nổi loạn phá tường, phá cổng tràn vào chiếm đóng tại tòa nhà công quyền ở số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội, trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 để tiếp tay cho Giáo Hội. Sau đó, họ lại tái diễn những hành động phi pháp y hệt như vậy, tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phường Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến nay (22/9/2008) với cùng một mục đích như vậy. Còn một số nơi khác, tuồng tích “cấm thánh giá, treo tượng Đức Mẹ và cầu nguyện” chiếm đất cũng xảy ra tương tự để tiếp ứng.
Với những bằng chứng lịch sử đã nêu lên trên đây, ta có thể nói là bất cứ người nào mang quốc tịch Vatican, thì cũng đều phải tuyệt đối trung thành với Vatican (như ông Ngô Đình Diệm đã từng tuyên bố rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican”, và bất cứ kẻ nào tin tưởng vào quyền lực của Vatican, thì đương nhiên là “phản dân tộc và phản quốc”.
Thứ bảy: Chuyện các nhà cách mạng chính trị
Anh nói nói rằng, Cụ Hồ Chí Minh “làm hại đến nhà yêu nước Phan Bội Châu, và thủ tiêu nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng vì họ không cùng quan điểm đấu tranh với ông, và sau đó ông đã ra lệnh giết hại hàng vạn người dân trong nước bằng những cuộc đấu tố dã man trong cuộc cải cách ruộng đất sau khi ông lên cầm quyền, và gần đây hơn nữa là cuộc thảm sát hàng ngàn người thường dân trong biến cô tết Mậu Thân, 1968.”
Tôi nhận thấy câu văn trên đây của anh là những câu tuyên bố nặng tính cách ý kiến (opinions) cá nhân gán (chụp mũ) cho cụ Hồ Chí Minh mà không có một sự kiện (fact) nào chứng minh cả. Trường hợp cụ Hùynh Thúc Kháng hoàn toàn mới, tôi chưa bao giờ được nghe hay đọc một tài liệu nói như vậy. Còn những chuyện liên hệ đến cụ Phan Bội Châu và những người bị mưu hại tại Huế trong biến cố tết Mậu Thân, theo tôi biết, đều là luận địêu của Nhà Thờ Vatican qua bộ máy tuyên truyền của chính quyền quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu đưa ra. Vấn đề này đang có sự tranh luận giữa các nhà biên khảo lịch sử. Bàn thêm vấn đề này là lạc đề (với nội dung của lá thư tối viết cho em QBH) .
Cho dù, giả thử như những luận điệu của anh đưa ra đều đúng cả, thì cũng vẫn không thể lên án hay kết tội Cụ Hồ Chí Minh là Việt gian được. Lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới đã có khá nhiều nhà cầm quyền giết hại những người yêu nước hay giết hại rất nhiều người, nhưng cũng không vì thế mà gọi những người này là Việt gian hay phản quốc được. Xin dẫn vài thí dụ:
1.- Cụ Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà đại ái quốc của dân tộc (mưu thần giỏi nhất của Vua Lê Lợi). Năm 1442, cụ bị Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh và bọn quyền thần trong triều đình vua Lê Thái Tông (1334-1442) giết hại và tru di tam tộc. Sự thực là như vậy, nhưng không một sử gia hay một người nào dám gọi người chủ trương sát hại cả gia đình của Nguyễn Trãi là Việt gian!
2.- Đặng Trần Thường (1759-1813) giết hại nhà ái quốc Ngô Thời Nhậm (1746-1802) vào năm 1802 vì lòng đố kị và hiềm khích cá nhân. Các nhà viết sử không hề lên án Đặng Trần Thường là Việt gian hay phản quốc.
3.- Trong 20 năm cầm quyền, vua Minh Mạng (1820-1840) ra lệnh xử tử khá nhiều người nổi loạn chống lại triều đình. Tuyệt nhiên không có nhà viết sử nào lên án nhà vua này là Việt gian hay phản quốc.
4.- Joseph Stalin (1879-1953) cầm quyền ở nước Nga từ năm 1924 đến năm 1953, đã giết hại tới trên dưới 10 triệu người Nga. Ấy thế mà không có một nhà viết sử nào của nước Nga cũng như ở khắp nơi trên thế lên án kết tội ông ta là phản quốc hay Nga gian. Trái lại, họ còn nói rằng chính ông đã đưa nước Nga lên hàng siêu cuờng ngang  hàng với siêu cường Hoa Kỳ trong thời chiến lạnh (1947-1991).
5.- Adolf Hitler (1889-1945) cầm quyền ở nước Đức từ ngàn 30/1/1933 cho đến ngày 1/5/1945, được coi như là thủ phạm gây ra cuộc Đệ Nhị Thế Chiến và trực tiếp gây ra cái chết của 6 triệu người Do Thái. Ấy thế mà cũng vẫn không có người dân Đức nào gọi ông ta là phản quốc hay Đức gian, và cũng không có một nhà viết sử nào gọi ông ta là Đức gian.
6.- Trong thời Cách Mạng Pháp 1789, Maximilien Robespièrre (1758-1794) ra lệnh giết hại hàng trăm ngàn người trong đó có nhà cách mạng Georges Danton (1759-1794) và rất nhiều nhà cách mạng khác. [xii] Tuyệt nhiên, không có một sử gia nào lên án nhà cách mạng Maximilien Robespièrre là phản quốc hay Pháp gian. Lý do duy nhất là ông ta không bán nước cho ngọai quốc và cũng không hề làm việc cho chính quyền ngọai bang xâm lăng nước Pháp. Trái lại, ông ta chỉ ra lệnh xử tử bọn dân Chúa Pháp gian và những phần tử phản cách mạng trong đó có những người bị kết tội oan. Trong lúc hăng say, có thể ông đã ra lệnh giết cả những người không phải là Pháp gian. Ông ta giết người vì lòng yêu nước Pháp và do lòng tha thiết cuồng nhiệt với cách mạng. Lịch sử không thể xếp loại ông ta là Pháp gian được, trái lại, ông ta còn được xếp loại là nhà cách mạng yêu nước.
Tương tự như trường hợp Maximilien Robespièrre cúa nước Pháp, lịch sử không những đã không quy liệt Vua Minh Mạng là Việt gian, mà còn tôn ông là một vị vua sáng suốt thương nước yêu dân, biết đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc lên trên hết. Dĩ nhiên điều này không được các ông Dân Chúa người Việt và những người theo học các trường đạo tán thành.
Cả nhà lãnh đạo cách mạng Maximilien Robespièrre của nước Pháp cũng như Vua Minh Mạng của Việt Nam đều bị Nhà Thờ Vatican và các ông bà dân Chúa cuồng tín thù ghét đến tận xương tủy. Cụ Hồ Chí Minh cũng bị Nhà Thờ Vatican thù ghét như thế, và cũng bị bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã dùng cả trăm phương ngàn kế, bịa đặt ra không biết bao nhiều chuyện xấu xa để bôi bác và hạ nhục cụ, giống như họ đã từng làm đối với nhà cách mạng Maximilien Robespièrre hay đối với Vua Minh Mạng của ta.

KẾT LUẬN:
Như đã nói ở trên, anh viết những điều sai lầm trên đây là vì: 1) anh bị các cơ quan truyền thông của Nhà Thờ Vatican và đứa con của họ (chính quyền miền Nam) lạc dẫn. 2) môn lịch sử là môn bị Giáo Hội La Mã coi như là cấm kị. NẾU không tự mình tìm đọc các tài liệu sử ở các thư viện tại các quốc gia thi hành chính sách giáo dục tự do và khai phóng, THÌ ta sẽ mù tịt về lịch sử thế giới, mù tịt về lịch sử Giáo Hội La Mã và mù tịt lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. 3) môn Sử không phải là ngành chuyên môn của anh, cho nên hầu như anh không biết gì về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. 4) “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Anh sống trong vùng ảnh hưởng của “Xóm Đạo Bolsa,” dĩ nhiên là anh cũng có những suy tư, thái độ, ngôn từ và hành động nếu không giống như họ 100%, thì cũng gần giống như họ. Kêt quả là khi phát biểu những lời nói trên đây, anh đã rơi vào tình trạng “ăn ốc nói mò” như họ vậy.

1   2   3   4   5   6  

[i] Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1997), tr. 461- 462.
[ii] Hồ Sĩ Khuê, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng (Wesminster, CA: Văn Nghệ,1992), tr.215 và 216.
[iii] Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1990), tr.214.
[iv] Cửu Long, Lê Trọng Văn, Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20 (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1997), tr.267.
[v] Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản (Tokyo, Japan: Tổ Chức Người Việt Tự Do – Tổ Hợp Xuất Bản Việt Nam – Cơ sở Nhật Bản, 1980?), tr. 55-57.
[vi] Cửu Long Lê Trọng Văn, Sđd., tr. 201.
Pour Quoc, le marxisme-léninisme offre des moyens d’action, comme il l’a expliqué des années plus tard: “Vous devez comprendre qu’arracher l’indépendance à une puissance comme la France est une tâche formidable qu’on ne peut accomplir sans une aide extérieure et pas nécessairement une aide en armes mais sous la forme de conseils et de contacts. On ne gagne pas l’indépendance en jetant des bombes et par des actes de ce type. Ce fut l’erreur que les premiers révolutinaires commirent. On gagne l’indépendance en s’organisant et en se diciplinant. On a aussi besoin d’une foi, d’un évangile, d’une analyse pratique, on peut même parler d’une bible. Le marxisme-léninisme m’a fourni cette panoplie.
[viii] William J. Duiker, Ho Chi Minh (New York: William J. Duiker, 2000), p. 562:
“The news of Ho Chi Minh’ s death was greeted with a outpouring of comment from around the globe. Eulogies flowed in from major world capitals, and Hanoi received more than twenty-two thousand messages from 121 countries offering the Vietnamese people condolences for the death of their leader. A number of socialists states held memorial services of their own and editorial comment were predictable favorable. An official statement from Moscow lauded Ho as a “great son of the heroic Vietnamse people, the outstanding leader of the international Communist and national liberation movement, and a great friend of the Soviet Union.” From the Third World countries came praise for his role as a defender of the oppressed. An article published in India described him as the essence of “the people, the embodiment of the ardent aspiration for freedom, of their endurance and struggle.” Others referred to his simplicity of manner and high moral standing. Remarked an editorial in Uruguayan newspaper: “He had a heart as immense as the universe and in a boundless love for the children. He is a model of simplicity in all fields.”
Reaction from Western capitals was more muted. The White House refrained from comment, and senior Nixon administration officials followed suite. But attention to Ho’s death in the Western news media was intense. Newspapers that supported the antiwar cause tended to describe him in favorable terms as a worthy adversary and a defender of the weak and oppressed. Even thoses who had admandtly opposed the Hanoi regime accorded him a measure of respect as one who had dedicated himself first and foremost to the independence and unification of his country, as well as a prominent spokesperson for the exploited peoples of the world.”
[ix] Nguồn:. http://www.nhandan.org.vn/tinbai/?top=43&sub=80&article=139782. Đước biết câu đói này là của chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
[x] J.E. Boshier, The French Revolution (New York, W.W. Norton Company, 1988), , Ibid., p, 156. “Meanwhile, on 11 March and 13 April 1791, Pope Pius denounced the revolution in general and the Civil Constitution of the Clergy in particular, and he naturally stood behind the hostile Declaration of Pillmitz issued by Habsburg Emperor on August 27.”
[xi] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Sàigòn: Quan Điểm, 1964), tr. 46.
[xii] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: Putnam ’s, 1981) pp. 232-233.
"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" đã xóa bỏ toàn bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đọan đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon i) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động" "hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hùng của dân tộc La Mã) và dân Scipios. Ý muốn của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phóng nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi."
Quân Pháp tiến vào chiếm kinh thành Rome và nước Ý. Hòa Ước Tolentino được ký kết giữa Tướng Bonaparte và Giáo Triều Vatican. Đây là một sự sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hạm đội Pháp làm căn cứ tru quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hòang Pius VI than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi! Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cộng Hòa La Mã...."
Nguyên Văn: "First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte to liberate italy and Rome." "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsian. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsian declared in May 1796, just before taking Rome.
Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsian: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available silver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all property in italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét